Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh

09/03/2018
bi-quyet-can-chinh-cac-thong-so-may-anh

Nguyên nhân gây ra hình ảnh mờ?

Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận xem cái gì gây ra hiện tượng mờ, nhòe, nhiễu trên ảnh chụp. Thông thường đây là những nét mờ nhòe không mong muốn và không liên quan tới việc lấy nét của bạn (tức là bạn cố tình tạo ra hiệu ứng mờ trên ảnh khi thay đổi đối tượng lấy nét), mà thường là do chuyển động gây ra: một là do máy ảnh của bạn dịch chuyển, hai là đối tượng chụp dịch chuyển, hoặc là cả hai.

Một giải pháp cho vấn đề này là đặt máy ảnh cố định, ví dụ như sử dụng chân máy, đặt trên bàn, phiến đá hay bất cứ thứ gì có thể giúp máy được ổn định. Tuy nhiên, nếu đối tượng chụp chuyển động thì dù có chân máy cũng không loại bỏ được mờ nhòe. Để loại bỏ mờ nhòe gây ra bởi chuyển động của chủ thể và máy ảnh, bạn chỉ có cách là chụp ảnh nhanh hơn. Nếu bạn có thể khiến máy ảnh của bạn giảm thời gian cần thiết để chụp được một bức ảnh thì có nghĩa là có ít thời gian hơn để đối tượng/máy ảnh di chuyển. Kết quả là hình ảnh sắc nét hơn.

Vì vậy, để loại bỏ mờ, chúng ta cần phải sử dụng tốc độ chụp nhanh hơn. Để hiểu làm thế nào để tăng tốc độ chụp, chúng ta cần phải hiểu một chút về việc làm thế nào một máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.

Cơ chế phơi sáng của máy ảnh

Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng để giúp máy ảnh chụp được một hình ảnh có độ phơi sáng tốt (tức là không quá tối, không quá sáng). Trước khi bạn có một shot hình, công cụ đo sáng của máy ảnh sẽ xem xét cảnh vật mà bạn đang định chụp và đo xem lượng ánh sáng xung quanh đang ở mức độ nào. Sau khi nắm được bao nhiêu ánh sáng là cần thiết để chụp được bức ảnh vừa đủ sáng, máy ảnh của bạn có thể điều chỉnh 3 thông số trên máy, gồm tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính và thiết lập ISO, để cho ra chỉ số ánh sáng thích hợp.

Tốc độ màn trập

Trước đây các máy ảnh cơ sử dụng một mảnh kim loại nằm giữa ống kính và cảm biến – còn gọi là "màn trập cơ học" - để chặn ánh sáng. Khi bạn nhấn nút chụp để chụp ảnh, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính và tiếp xúc với bộ cảm biến. Sau một khoảng thời gian, màn trập đóng lại (tạo nên một tiếng click) và không có thêm chút ánh sáng nào tiếp xúc được với cảm biến nữa. Khoảng thời gian màn trập mở cho ánh sáng đi qua được gọi là "tốc độ màn trập" (shutter speed). Tốc độ màn trập dài cho phép nhiều ánh sáng đi qua. Tốc độ màn trập ngắn cho phép ít ánh sáng đi qua.

Các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay cũng sử dụng nguyên lý tương tự, nhưng sử dụng một "màn trập điện tử". Máy ảnh bật cảm biến lên trong một thời gian để nhận ánh sáng và sau đó tắt đi. Khoảng thời gian này vẫn gọi là "tốc độ màn trập" và hoạt động theo cách tương tự như tốc độ màn trập cơ. Nếu bộ cảm biến của máy ảnh được "bật" trong một thời gian dài (tức là tốc độ màn trập chậm), nó sẽ thu ánh sáng nhiều hơn. Nếu bộ cảm biến chỉ được bật một thời gian ngắn (tức là tốc độ màn trập nhanh), nó sẽ thu được ít ánh sáng.

Độ mở ống kính

Thông số thứ hai máy ảnh có thể thay đổi để điều chỉnh độ phơi sáng là khẩu độ ống kính. Bên trong ống kính máy ảnh của bạn, có một lỗ dùng để điều chỉnh độ mở của ống kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi một mức mở của ống kính đã được nhà sản xuất tính toán và thiết lập thành các giá trị "khẩu độ" cố định, mà người dùng chỉ có thể chỉnh khẩu độ của ống kính theo các giá trị định sẵn này. Tùy theo từng ống kính/loại máy ảnh mà số lượng các giá trị khẩu độ định sẵn có thể nhiều hoặc ít hơn, nghĩa là ống kính cho phép mở rộng hơn hoặc thu hẹp hơn.

khẩu độ ống kính

Hình ảnh minh họa khẩu độ cho thấy, giá trị khẩu độ tăng lên thì độ mở ống kính giảm đi. Trong trường hợp này, khẩu độ lớn nhất là f 2.8, khẩu độ nhỏ nhất là f 16. Nếu khẩu độ lớn hơn, giống như hình ảnh bên phải, lượng ánh sáng có thể đi qua ống kính và tiếp xúc với cảm biến nhiều hơn. Nếu khẩu độ nhỏ hơn, lượng ánh sáng cũng ít hơn. Ống kính nào có khẩu độ f 1.4 thì có thể mở rất rộng, và nếu có khẩu độ f 22 thì ống kính có thể mở với khe rất nhỏ cho ánh sáng đi qua.

Khi khẩu độ nhỏ hơn thì độ sâu trường ảnh (DOF – Depth of Field) sẽ lớn hơn, nghĩa là sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm trong khoảng lấy nét và do đó hình ảnh sẽ sắc nét hơn. Bạn nên sử dụng khẩu độ hẹp khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ đều sắc nét. Nếu bạn chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức tiêu điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Bạn nên sử dụng khẩu độ rộng khi chụp chân dung, để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với xung quanh.

Thiết lập ISO

Sử dụng máy ảnh, chắc chắn bạn sẽ thấy ký hiệu ISO trên máy, các diễn đàn về máy ảnh cũng nói rất nhiều về việc điều chỉnh thông số ISO để có bức ảnh đẹp. Vậy ISO là gì?

ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng, do tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế (International Organization for Standardization) thống nhất và đưa ra làm quy chuẩn khi sản xuất máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về xuất xứ hình thành đại lượng này, bạn có thể tham khảo Wikipedia.

Máy ảnh số chia các mức độ nhạy sáng của cảm biến ảnh thành các mức khác nhau và mỗi mức sẽ có giá trị nhạy sáng gấp đôi mức trước đó. Các mức ISO phổ biến trên máy ảnh số là: 100, 200, 400, 800, 1600, 3200... Hiện nay các máy ảnh DSLR cao cấp đã có thể hỗ trợ ISO mức thấp nhất là 50 và cao nhất là 25.600.

ISO 100 có độ nhạy thấp nhất với ánh sáng. ISO cao hơn, cảm biến càng nhạy cảm hơn với ánh sáng, tức là bức ảnh của bạn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Trong điều kiện ánh sáng cao, ISO 100 sẽ đảm bảo bức ảnh đủ sáng. Trong điều kiện ánh sáng thấp hơn, bạn sẽ cần phải nâng ISO lên. Vì vậy, nếu bạn chụp vào ban đêm, mức ISO 1600 có thể cho phép bạn có được những hình ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, để có được bức ảnh sáng hơn, bạn phải đánh đổi bằng độ sắc nét của ảnh. ISO càng cao thì ảnh sẽ càng có nhiều nhiễu hạt.

Áp dụng khi chụp một bức ảnh

Chiếc máy ảnh số được thiết kế để có thể tính toán một lượng ánh sáng đủ để chụp một bức ảnh và có một số cách để tìm ra được lượng ánh sáng đó. Nó có thể mở khẩu độ ống kính ở mức lớn nhất và sử dụng tốc độ màn trập nhanh. Nó có thể đóng khẩu độ nhỏ hơn và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Hoặc nó có thể tăng độ nhạy sáng của chip cảm biến (tức là các thiết lập ISO) để có thể giảm khẩu độ nhỏ hơn và tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Bất kỳ sự kết hợp nào của ba giá trị khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng đều có thể mang lại một bức ảnh với lượng ánh sáng tương ứng. Máy ảnh có thể tự động lựa chọn 3 giá trị này để có bức ảnh tốt nhất, nhưng những người thích chụp ảnh muốn tạo những bức ảnh độc đáo của riêng mình thì cần học cách thiết lập các giá trị đó.

Thông thường, để loại bỏ vệt mờ nhòe trên ảnh, ta sẽ tìm cách để chụp được bức ảnh nhanh hơn, nghĩa là cần một tốc độ màn trập nhanh. Nếu màn trập mở ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn thì sẽ có ít ánh sáng đi vào cảm biến, vì vậy ta phải điều chỉnh các cài đặt khác - khẩu độ và ISO, để bù cho sự mất ánh sáng do thời gian phơi sáng ngắn.

Nếu bạn chụp trong một môi trường ánh sáng rực rỡ ngoài trời ban ngày, máy ảnh của bạn có thể bù đắp cho tốc độ màn trập nhanh bằng cách mở khẩu độ ống kính lớn hơn. Thật không may, có một giới hạn về độ rộng khẩu độ tối đa, bạn không thể mở rộng ống kính bao nhiêu cũng được, mà phụ thuộc vào máy ảnh hỗ trợ đến mức nào. Nếu cảnh của bạn có ánh sáng thấp hơn – ví dụ như chụp trong nhà hoặc trong bóng râm, việc mở khẩu độ lớn có thể không đủ. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải tăng giá trị ISO để tăng độ nhạy sáng của cảm biến, giúp máy ảnh lấy đủ ánh sáng để đảm bảo hình ảnh sắc nét.

Chúng ta hãy nhìn vào hai hình ảnh minh họa dưới đây để xem thông số ISO có thể ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh như thế nào. Hai ảnh này được chụp trong nhà và không bật flash. Trong cả hai bức ảnh, khẩu độ của ống kính được thiết lập mở rộng ở mức tối đa, vì vậy các yếu tố thay đổi ở đây là ISO và tốc độ màn trập.

cách chỉnh ISO

ISO thấp làm tốc độ màn trập chậm gây nhòe hình. Nguồn: Techlore.com

Trong hình bên trái, ISO được thiết lập ở mức 100 (mức ISO thấp nhất trên các máy ảnh số hiện nay, chỉ trừ một số model có khả năng mở rộng xuống ISO 50). Với mức ISO 100 và khẩu độ mở rộng, máy ảnh tự thiết lập tốc độ màn trập bằng 1/25 giây. Tốc độ này là quá chậm và ánh sáng không đủ, dẫn tới hình ảnh bị mờ.

Với hình ảnh bên phải, ISO được tăng lên đến 800. Với ISO 800 và khẩu độ mở rộng tương tự, máy ảnh thiết lập tốc độ màn trập là 1/200 giây. Như vậy, giá trị ISO đã tăng lên 8 lần để làm cho cảm biến nhạy sáng tốt hơn, và tốc độ màn trập cũng nhanh hơn 8 lần (thời gian phơi sáng giảm đi đáng kể). Do tốc độ chụp cao hơn, bức ảnh được chụp trong một thời gian rất ngắn đủ để loại bỏ các dịch chuyển của máy ảnh và đối tượng chụp, kết quả là ảnh rõ ràng hơn.

Như vậy, nếu một giá trị ISO cao hơn cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn, tại sao lại không thường xuyên dùng mức ISO cao nhất mà máy ảnh của bạn hỗ trợ? Đó là do, như đã nói ở phía trên, cái giá phải trả cho ISO cao là nhiễu hạt (grain, noise) khiến ảnh không mịn và rõ nét, ISO càng cao thì nhiễu càng nặng. Ngoài ra, một bức ảnh không chỉ có nhiễu tăng lên khi tăng ISO, mà có ba "vấn đề" xảy ra: gia tăng nhiễu, giảm độ sắc nét và giảm độ tương phản.

Bình luận (82)
binh-luan

1

09/03/2018

@@MLEH3
binh-luan

-1);select pg_sleep(3); --

09/03/2018

1
binh-luan

-1;select pg_sleep(3); --

09/03/2018

1
binh-luan

1

09/03/2018

\
binh-luan

L5eZGjnY')); waitfor delay '0:0:9' --

09/03/2018

1
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN